5 điều nên tránh khi điều khiển xe côn tay

myhai

New member
https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/03/lái-xe-côn-tay.jpg
Chào tất cả các anh em, hôm nay do vì tình hình dịch CoVid-19 đang hoành hành mình thấy rất ít anh em ra đường. Thôi thì đành tranh thủ trong lúc Café sáng chia sẻ cho anh em đang ở nhà chờ thời một bài viết nho nhỏ để anh em yên tâm lên tour, lên xe sau mùa dịch.

Chủ đề hôm nay cũng gần gũi thôi, mình thấy anh em điều khiển xe côn ngày một nhiều, sở hữu xe côn cũng như xe PKL cũng ngày một nhiều. Đặc biệt là giá xe dạo này dễ thở hơn rất nhiều, các anh em dễ dàng sở hữu một con xe mới. Hôm nay mình sẽ chia sẻ 5 điều mà hầu như anh em đã biết để anh em ôn lại một lần nữa, cũng như là những ai đang có ý định lên côn tay thì tham khảo để sau này sử dụng xe đúng cách.

Rà côn tăng ga​


Điều đầu tiên mà mình muốn chia sẻ đó chính là nhiều anh em chưa thực sự quen khi sở hữu những chiếc côn tay PKL với động cơ mạnh. Vì thế để “giảm độ mạnh” thì các anh em đã áp dụng một phương pháp cực kỳ tệ hại đó chính là rà côn. Thực sự anh em cảm nhận được chiếc xe yếu đi để anh em dễ kiểm soát hơn. Nhưng hậu quả dẫn đến sau đó thì lại còn nguy hại hơn như vậy rất nhiều.

Nhẹ thì bố nồi xe sẽ bị cháy trong quá trình ma sát do không được ép sát với nhau. Còn nặng hơn, hãy thử tượng tượng đang ga lớn mà anh em buông côn ra thử xem. Xe sẽ bị giật đột ngột, và lao về phía trước, rất có thể sẽ gây mất kiểm soát và gây nên tai nạn hoặc té ngã.

Vì vậy nên để giảm tránh trường hợp này, mình chỉ có 1 lời khen rằng anh em hãy tự tin điều khiển xe, hãy buông côn ra đừng sợ gì cả. Vần xe một thời gian, anh em sẽ quen ngay ga xe ấy mà.

Âm côn dùng phanh​


Lại nói về côn tay, mỗi khi dừng xe tại mỗi ngã tư, anh em lại có thói quen cắt côn hoàn toàn. Nguy hơn là kể cả anh em khi xuống dốc, đổ đèo cũng âm côn dùng phanh. Điều nay rất nguy hiểm vì vận tốc Garanti của xe thực sự là không lớn, nhưng động cơ lại là một cơ cấu phanh an toàn nhất, thậm chí hơn cả phanh xe. Nếu anh em biết vận dụng tốt, thì đừng cắt côn dùng phanh.

Hãy thử tượng tượng một chiếc xe hơn 200 kí lô, tính cả người điều khiển. Nếu anh em cắt côn, gần như xe sẽ lao bằng gia tốc trôi tự do. Lúc này quán tính xe rất lớn, phanh sẽ không kiểm soát được tốc độ. Trong tình huống này, nếu áp dụng phanh, đặc biệt với xe không có hệ thống ABS thì việc anh em mất lái, ngã xe là điều dĩ nhiên.

Lời khuyên của XEtv là hãy nhẹ tay ga, hãy giảm ga, về số càng thấp càng tốt khi phanh. Như vậy, động cơ đã phanh xe giùm ta rồi, an toàn hơn rất nhiều.

Âm côn khi vào góc cua​


Lại thêm một sai lầm tai hại chí mạng của nhiều anh em không chuyên đây mà. Âm côn đổ đèo, giờ lại đến âm côn vào cua. Đơn giản là xe anh em sẽ bị mất lực kéo, mất lực bám đường từ động cơ. Hậu quả rớt nài là chuyện đương nhiên xảy ra, không sớm thì muộn.

Mình phải cảnh tỉnh anh em ngay, đừng ham cua mà còn non kinh nghiệm. Hãy vần xe đi phố đôi ba tuần cho quen đi, chạy đúng đã rồi hãy vào cua. Sau mùa dịch đảm bảo anh em sẽ rất ham đi đó đây, nhưng hãy nhớ là an toàn trên hết. Hãy thuần hóa chiến mã của mình trước khi đi chinh phục anh em nhé.

Chỉ sử dụng số lớn​


Cái này thì mình thấy hay có nhiều ở anh em đi xe PKL. Do động cơ mạnh quá nên anh em chỉ sử dụng từ cấp số 2 đổ đi, bỏ quên số 1. Nó gần giống với lời khuyên đầu tiên ở trên. Tuy nó không làm hại hệ thống ly hợp nhiều bằng, nhưng việc hư hỏng hộp số, hoặc có thể bể số ở các cấp số quá lớn khi xe tải nặng là có thể. Nên nhớ, việc thay thế một hộp số xe côn tay tốn kém hơn bộ ly hợp rất rất nhiều.

Thả côn cho xe tắt máy​


Lại một thói quen rất rất không tốt mà mình quan sát được. Nhất là những anh em đang chạy xe côn tay Underbone như Exciter & Winner hoặc một vài xe PKL có dung tích chưa cao. Anh em hay thả côn thật mạnh cho máy tắt mỗi khi dừng xe. Động cơ không đủ lực kéo thì buộc phải ngưng, nhưng điều này gây sức ép lên trục khuỷu động cơ, vì nó phải chống lại trọng lượng của một chiếc xe và chính anh em. Trọng lượng này đôi khi lên đến 250kg, như vậy thì sau một thời gian thì việc vênh tay biên, mòn bố nồi là điều hiển nhiên rồi.

Nhưng thử nghĩ rằng anh em lên xe PKL làm thử xem sao? Môt chiếc 1000cc 1200cc chẳng hạn. Nếu xe đủ mạnh, độ giật của nó sẽ gây té xe, hư hỏng dàn áo, cả một núi tiền sửa chữa chứ chẳng chơi. Vậy nên anh em cứ bình thản tắt chìa khóa, cũng như tắt công tắc động cơ nhé, không gì phải nóng vội cả

Hi vọng chia sẻ của mình hôm nay sẽ có chút hữu ích cho anh em mê xe tay côn. Mòng rằng anh em sẽ có nhiều chuyến đi, những trải nghiệm thật tuyệt vời trên mọi cung đường. Nhớ bảo vệ thân thể khi ra đường, nhất là trong mùa dịch Corona này anh em nhé.
 

Bài viết mới

Bên trên