Harley-Davidson - Dòng xe đi lên từ chiến tranh & Điện ảnh

myhai

New member
Harley-Davidson-Biker-Gang.jpg

“Ồ hế lô, chào người anh em, áo da đẹp thế! Tôi gặp anh ở đâu nhỉ?

Sturgis à hay Daytona Bikeweek đây ta? Chắc hẳn ông cũng phải có hội rồi, đó có phải là Bakersfield không? Flaggstaff? Chayenne? Jasper? Ohskosh?

Ồ mà ông bạn lái xe gì ấy nhỉ? Super Glide? Hydra Glide? Wide Glide? Duo Glide? Electra Glide? Tour Glide? Low Glide? Tri-Glide? Ố V-Rod á?”

Nói vui với anh em vậy thôi, nhưng mà truyền thống anh em Harley giao lưu với nhau ban đầu chỉ có như vậy (tất nhiên là ở Mỹ rồi). Như mọi truyền thống của người Mỹ khác, Harley Davidson đã tồn tại qua tới 2 cuộc đệ nhất và đệ nhị thế chiến, có hưng có thịnh có suy, từng phải bán công ty như bán muối rồi phải mua lại. Một chiếc Harley là một biểu tượng tối thượng cho sự tự do và còn được ví như là “giấc mơ Mỹ”. Hôm nay qua cái bài mà tôi tốn vài tiếng gõ máy này, bạn sẽ hiểu tường tận mọi thứ về lịch sử của hãng xe này, cho ít nhất là tới thời điểm hiện tại. Lịch sử của Harley-Davidson, bắt đầu thôi.

Sử khởi đầu của “Giấc mơ Mỹ”


Harley-Davidson khởi đầu do ba anh em nhà William S Harley và Arthur P Davidson tại khu vực phía bắc Milwaukee vào năm 1901. Chiếc xe “gắn máy” đầu tiên mà họ chế tạo ra – chiếc Model Zero – nó được trang bị động cơ 1 xylanh dung tích 24Ci (393cc) và cũng chẳng mạnh mẽ gì cho lắm thời điểm bấy giờ. Nhưng mà nó cũng hay, xe thì chẳng có côn, không phanh trước, thậm chí còn không có phuộc nhún. Không được dẫn động bằng sên hay các-đăng, mà nó được truyền động bằng một sợi dây da, nói chung là gần tương tự với cái sợi dây nịt mà bố bạn hay vác ra hù mỗi khi bạn bị điểm kém vậy đó.

[url]https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/05/harleys-và-anh-em-nhà-davidson.jpg[/URL]

Đôi ba năm sau, thành viên thứ 3 trong nhà Harley gia nhập đội ngũ và họ đã chuyển “nhà máy” vốn là cái nhà kho sân sau ra một nhà xưởng lớn hơn tại Chestnut Street, Milwaukee. Nơi mà sẽ, đã, và đang là trụ sở chính của Harley-Davidson Motorcycles 116 năm sau đó.

Vào năm 1907, HD đã trang bị một động cơ F-Head lên trên những chiếc xe của mình. Nhưng lúc đó, William Harley muốn thay đổi một chút. Với khí thế hừng hực của một học viên vừa tốt nghiệp trường cơ khí, ông William đã trở lại Milwaukee với một tâm thế ngập tràn trong “bù long & ốc vít”, tất nhiên là cả một ý tưởng làm “cách mạng” nữa. Ý tưởng của ông lúc đó là thiết kế ra một động cơ 2 xylanh bố trí lệch nhau tạo thành 1 góc 45 độ và được gọi với cái tên mà sau này bất kì chiếc xe nào có hình dáng động cơ tương tự xuất hiện đều phải gọi theo là “V-Twin”.

[caption id="attachment_67721" align="aligncenter" width="1000"]1903-harley-davidson-model-0.jpg Chiếc xe đầu tiên của Harley-Davidson[/caption]

1909, Harley-Davidson cho ra đời chiếc xe đầu tiên mang thiết kế của động cơ V-Twin – Model 5D - chiếc xe có động cơ Vtwin mạnh mẽ hơn. Tuy cũng không thành công lắm, nhưng từ đó họ thấy được tiềm năng của động cơ mới này. Và đây cũng là lần đầu tiên, một chiếc xe Harley có tiếng kêu như một chiếc “Harley” thực thụ. Cách bố trí xylanh với góc lệch 45 độ, sử dụng chung khớp nối trục khuỷu với góc đánh lửa lần lượt là 315 và 405 độ (cách nhau 90 độ). Chu kỳ đánh lửa này tạo ra âm thanh “Ploop – Ploop” mà sau này sẽ trở thành biểu tượng “phải có” trên bất kỳ chiếc Harley nào.

Harley-Model-5-D-VTwin-1909.jpg

Nhưng đáng tiếc thay, ngay thời điểm đó Harley-Davidson lại Marketing nhưng chiếc xe của họ là “những chiếc xe an toàn” & là “những chiếc xe được dành cho giới công chức”. 2 năm sau đó, 1911, họ đã cho ra mắt mẫu xe V-Twin khác khá thành công – Model 70 – Họ khá “tự hào” với việc chế tạo ra những mẫu xe “êm & im lặng” thời điểm đó. Cơ mà cái truyền thống đó chẳng duy trì được lâu, Harley đã giới thiệu xe cho những người náo nhiệt, họ chỉ muốn tập trung vào phân khúc dân kinh doanh & dân công sở như bạn và tôi. Nhưng những chiếc xe của họ đã không lọt ra ngoài tầm mắt của những dân chơi “không sợ mưa rơi” – dân đua xe Flat Track – Một trong những thể thức đua xe nổi tiếng đầu tiên. Thời điểm đó còn có một thể thức được nổi danh với đường đua dạng MotoDromes, đường đua được làm bằng gỗ với những khúc cua gắt và có độ nghiêng mặt đường lên đến …. 50 độ, nghĩa là hơn cả cái dốc vỉa hè nhà bạn.

[caption id="attachment_67737" align="aligncenter" width="960"]motordrome.jpg Hình ảnh về đường đua Motordrome[/caption]

Ngay cả đường đua NASCAR ngày nay là TALADEGA cũng chỉ có góc nghiêng 33 độ.

Cho nên để giữ vững được chiếc xe không bị trượt trong những khúc cua dài hơn 25m với góc nghiêng thần thánh 50 độ thì tốc độ của xe phải đạt 160-180 km/h. 180km/h với một chiếc xe mô tô thô xơ và ….. không có phanh, thôi cho tôi xin, ba tôi cũng chẳng dám. Cho dù là các tay đua và cả khán giả thì ai cũng có thể gặp nguy hiểm khi tham dự, nhiều tay đua đã “lên bảng đếm số” và nhiều khán giả đã bị “xe bay vạ gió” vô mặt rồi. Cho nên sau này Motordrome đã được ‘ưu ái’ gọi với cái tên “Murderdrome” (Murder – giết người)

Và tất nhiên là Harley không muốn dây dưa gì với Motordrome, cho nên họ đã chọn giải đua trên cát khá an toàn là Flat Track. Tất nhiên là họ đã thống trị đường đua này cho vù với cái tên là – The Wrecking Crew – Team nát bấy. Chính vì nước cờ này mà họ đã bán được xe cho không chỉ những đứa trẻ mà còn cho lực lượng cảnh vệ, hành pháp, thư tín và thậm chí là cả quân đội. Đây chính là lúc mà họ bắt đầu kiếm được tiền

flat-track-racing.jpg

Giai đoạn chiến tranh


Vào năm 1916, Poncho Villa khơi mào một cuộc xung đột tại biên giới Mexico. Một viên tướng Mỹ, ông Blackjack Pershing đã dẫn quân chinh phạt xuống miền bắc Mexico để bắt Poncho. Tuy nhiên để bắt được một đám phiến quân di chuyển bằng ngựa là một điều rất khó, cho nên Blackjack đã đến và yêu cầu Harley “vay mượn” vài chiếc xe mô tô chơi. Harley nói “ô kê con dê” và đã chịu chơi chi viện cho Black một toán “heo rừng” HOGS và những chiếc xe được lắp đặp Sidecar cùng “Heavy Machine Gun” - súng đại liên. Tuy họ đã không bắt được lão Poncho, nhưng hình ảnh những chiếc xe mô tô cơ giới hủy diệt này đã trở thành một hình ảnh khó quên đánh dấu cho thương hiệu mô tô Mỹ thời điểm đó.

1916-poncho-harley-sidecar-turnet.jpg

World War I – Đệ nhất thế chiến


Hoa Kỳ tham chiến vào đệ nhất thế chiến vào năm 1917 và Harley-Davidson đã “chi viện” cho quân đội hơn 1/3 tổng số xe mô tô mà họ đang hiện có. Cho đến thời điểm cuối cuộc chiến, có tổng cộng hơn 20.000 xe mô tô đã được sử dụng trong quân đội và phần lớn trong số đó là của Harley. Tôi thì có thể kể về mối quan hệ “thân mật” giữa Harley-Davidson và quân đội cả ngày nhưng có lẽ sẽ để chủ đề này vào một Topic chi tiết lần sau vậy. Hãy trở về đời sống “công dân gương mẫu thôi” 2 3 chục năm sau Harley đã phát triển rộng khắp, vượt ra ngoài cả sự kỳ vọng ban đầu của họ. Họ vẫn tiếp tục cung cấp xe cho quân đội và tiếp tục “chìm đắm” vào những giải đua.

1907-harley-davidson-vtwin.jpg

Harley-Davidson FlatHead & KnuckleHead


Trong thời gian này, Harley-Davidson cũng cho ra mắt đôi ba mẫu xe mới khởi đầu là chiếc FlatHead năm 29. Nhưng phải cho đến năm 1936, khi họ cho ra mắt sử dụng “Over Head Valve” đầu tiên thì Harley mới chính thức bước chân vào một kỷ nguyên mới. Tuy FlatHead sử dụng rất tốt nhưng William “kỹ sư” lại muốn cho ra mắt một động cơ mới “More Paw-Wer Baby” – nói chung là to bự và mạnh hơn ấy mà. Ồ thế là chiếc Big Twin đầu tiên – Knuckle Head – ra đời. Sở dĩ nó có cái tên đó là do.. ờ đơn giản là do hình cái “Rocker Cover” – đầu bò – trông khá là giống cái nắm đấm ấy mà.

harley-davidson-knucklehead-engine.jpg

Chiếc Knuckle Head nguyên bản có dung tích lên tới 999cc và có 40 sức ngựa động cơ. Đây là một bước tiến rất quan trọng mà Harley từng làm được, đây đồng thời cũng là thiết kế động cơ có đường nhớt máy tuần hoàn. Tuy đây là công nghệ cao thời bấy giờ nhưng đây cũng là một lỗi mà sau này sẽ theo suốt với dòng xe này – đó chính là rỉ nhớt máy.

Harley-Davidson không bị chảy nhớt, chúng chỉ đánh dấu lãnh thổ mà thôi

Đệ nhị thế chiến - Sự ra đời của WLA, Dòng xe Chopper & Motorcycle Club


Vào năm 1941, lần đầu tiên Harley tham gia thế chiến thứ 2 với sự góp mặt của knuckle Head. Harley cũng tạm ngưng dây chuyền sản xuất xe mô tô dân sự để tập trung hoàn toàn vào quân sự. Đây cũng là lúc xuất hiện thêm một mẫu xe huyền thoại nữa, với thiết kế sau này sẽ in sâu vào trong ngôn ngữ thiết kế của hãng xe Mỹ - chiếc WLA thuần cho mục đích quân sự, hay còn được gọi với cái tên Liberator.

[caption id="attachment_67732" align="aligncenter" width="921"]harley-davidson-wla.jpg Một chiếc WLA Liberator được trang bị đầy đủ từ túi treo đồ cho tới súng ống đạn dược để cận chiến[/caption]

Chiếc WLA sử dụng động cơ FlatHead "trâu bò", cơ bản là vì nó đơn giản và dễ sửa chữa ngoài chiến trường hơn chiếc Knuckle Head. Dòng WLA thường được sơn màu Olive Drab hoặc đen tùy thuộc vô nhiệm vụ, đôi khi còn được trang bị đèn pha màu đen để thực hiện các nhiệm vụ bí mật vào ban đêm. Thường được trang bị cho bộ binh & lính dù, cho nên những chiếc WLA còn được trang bị 2 túi da để chuyển thư tín, kính chắn gió cao cùng một khẩu Thompson để dễ bề ứng phó nếu có biến. Chiếc xe này được trang bị phuộc “lò xo giò gà” phía trước và “hổng có phuộc” đằng sau – Thế là cái nickname “Hardtail” cũng ra đời theo.

Chiến tranh kết thúc, khi mọi thứ đã yên bình thì có đến hàng tấn tấn xe WLA gần như bị bỏ phế liệu chờ thanh lý. Cùng lúc với binh lính được giải ngũ từ mặt trận quay về, và thế là bạn đoán đi ! Họ mua lại những chiếc xe y chang như những chiếc mà họ đã từng dùng để tham chiến, độ chế lại, “Cut off or Chop off” – nôm na là tháo dỡ những bộ phận không cần thiết – Thế là cái danh từ Chopper ra đời theo, đơn giản vậy thôi!

Cựu binh gặp gỡ cựu binh trên những dòng xe chiến binh, và thế là các câu lạc bộ Motor cũng ra đời theo (Motorcycle Club). Một trong những “băng” nổi tiếng ra đời từ thời đó chính là Hell’s Angels xuất thân từ không quân – Thành lập năm 1948 dưới danh nghĩa câu lạc bộ cộng đồng, Hells Angels được biết đến sau này như là băng đảng ngoài vòng pháp luật. Cơ mà, tổ chức của Hells Angels rất quy củ, thậm chí bạn còn có thể mua cổ phần nếu gia nhập băng.

[caption id="attachment_67740" align="aligncenter" width="1331"]sons-of-anarchy-.jpg Sons of Anarchy - Một Miniseries Show truyền hình của Mỹ với đề tài về Biker Gang[/caption]

Tuy nhiên hình ảnh Biker Gang chỉ có thể được nhân rộng thông qua The Gipsy Tour diễn ra tại Hollister California. Ban đầu chỉ là những buổi chè chán say mèm nhưng cho tới khi cuối tuần thì gần như là bạo loạn, thanh trừng, bắt bớ và còn phải được lực lượng hành pháp can thiệp chống bạo động. Hình ảnh ngầu lòi của Biker Gang còn được nhân rộng khi bộ phim “The Wild One” được công chiếu với hình ảnh Biker cưỡi Harley Davidson, hình ảnh đàn ông tự do tự tại làm những điều không ai dám làm này đã giúp cho doanh số của HD tăng đột biến. Thậm chí những ngôi sao hạng A cũng bị ảnh hưởng, và họ cũng phải sở hữu một chiếc xe Harley, trong đó có siêu sao nhạc Rock Elvis Presley.

Harley Davidson Midweight Model & Sự ra đời của Sportster


K-Model


Cùng thời điểm này, Harley-Davidson cũng cho ra mắt phiên bản tầm trung là K-Model với động cơ 45ci (737cc) cho công suất 30 mã lực cùng với TopSpeed lên tới 160km/h. Đây là lần đầu tiên một chiếc Harley được trang bị phuộc nhún thủy lực trước và sau. Chủ yếu dòng xe này được sinh ra là để cạnh tranh với những xe nhập khẩu khác có vóc dáng nhỏ nhắn. Chẳng hạn như chiếc Triumph Speed Twin hay chiếc BSA A7.

harley-davidson-k-model.jpg

Harley bắt đầu cảm thấy sức ép cạnh tranh của các hãng xe Châu Âu từ truyền thông cho tới những giải đua. Dễ hiểu thôi, tụi xe kia nó nhẹ hơn, nhanh hơn và mạnh hơn cơ mà. Không để thua cuộc trước mấy tên “lính mới”, Harley đã cho ra mắt dòng xe đua mới dung tích 750cc – chiếc KR750, chiếc xe mô tô cuối cùng có thiết kế Side Valve của Harley-Davidson.

harley-davidson-kr750.jpg

Khác với K-Model zin, KR750 cho ra công suất tới 50 mã lực và tốc độ tối đa mà dòng xe này có thể đạt được là 180km/h. Dòng xe này “ăn cắp” một vài công nghệ của Châu Âu như phuộc thủy lực tele phía trước, thiết kế gắp sau và cần số bên phải. K-Models đã khẳng định cho thế giới thấy rằng Harley-Davidson có thể thiết kế ra những dòng xe nhỏ nhẹ cùng hiệu năng cao có thể cạnh tranh trực diện với mô tô Anh Quốc.

Sportster – Dòng xe làm nên thành công của Harley-Davidson


Harley-Davidson tiếp tục chiến thắng nhiều chặng đua, nhưng tương lai của động cơ xe đua là nằm ở đây – thiết kế overhead valve (van xupap trên nắp quy-lát). Cho nên vào năm 1957, Harley đã giới thiệu mẫu xe mới mang tên SPORTSTER. Có lẽ bạn cũng đã từng nghe qua cái tên này rồi chư? Đây gần như là một dòng xe biểu tượng của Harley ra đời tại nhà máy Milwaukee vào những năm 50. Dòng xe Sportster có thể được coi như là “ổng tổ của Sportbike hiện đại”.

1957-Harley-Davidson-Sportster-XL.jpg

Một vài trong tất cả danh hiệu mà Sportster gianh được có thể kể đến như:

  • Best Hill Climber – môn xe mô tô leo đèo
  • Best Drag Racer – đua cự ly 400m
  • Best Land Speed Race – đua xe đường thẳng
  • Best Ice Racer – đua xe đường băng đá
  • Best Road Racer – đua xe đường trường

Và tất nhiên là Best Flat Track Racer thì khỏi phải bàn cãi rồi. Tất cả những danh hiệu đó chỉ thuộc về Sportster và chỉ Sportster mà thôi. Chiếc xe tốt nhất mà Harley Davidson từng sản xuất. Cho nên mấy bác bớt coi thường Sportster đi nhé, mình biết có nhiều bác lái xe lớn máy M8, Twincam, Big Cruiser Big Touring khỉ khô gì ngoài kia không ưa chuộng Sportster lắm, nhưng đừng quên, đó là một trong nhưng huyền thoại của Harley với hơn 70 năm tồn tại!

Như mọi dòng xe mới ra mắt, chiếc Sportster cũng đâu có hoàn hảo, nhà phân phối muốn những chiếc Sportster “thể thao” hơn. Cho nên vào năm 1958, XLCH ra đời. Để cho các bạn dễ hình dung, XL – Mã hiệu Sportster, còn CH nghĩa là Competion Hot, ok nghe tên khá kêu. Nếu những chiếc Sportster tiêu chuẩn chỉ là xe thường thì XLCH là một con ngựa đang sung sức. Phiên bản XLCH đầu tiên ra đời không được trang bị đèn, tỷ số nén buồng đốt lên đến 9.0:1, pô thoáng cùng dè sau dạng Bobber và với bình xăng lên đến 8.5L. Cuối cùng thì mấy anh em đam mê đua xe cũng có được con xe đáng tiền rồi nhé.

[caption id="attachment_67733" align="aligncenter" width="899"]Harley-Davidson-XLCH-Sportster.jpg Chiếc Sportster XLCH[/caption]

Harley-Davidson trên đà thua trận


Harley-Davidson hiện vẫn đang là ông vua trong phân khúc xe cỡ lớn. Nhưng đây đã là năm 1960 rồi, thị hiếu người dùng cũng đã đổi thay rất nhiều. Nổi lên từ Châu Á, từ xử sở Hoa Anh Đào, Honda chứ ai vào đây.

Honda có một mẫu xe be bé xinh xinh 50cc tên là Super Cub, và họ đang muốn bán ra 200.000 chiếc trên khắp nước Mỹ. Trên tinh thần buôn may bán đắt đó, họ cần thay đổi thị hiếu người dùng Mỹ từ hình ảnh băng đảng ngông cuồng mà Harley đã tạo ra trước đó. Họ đã dùng một chiến dich thông minh tới nỗi không ai lường trước được

“Bạn gặp những người đáng yêu nhất trên một chiếc Honda”


Thay vì ba cái hình ảnh say khướt ồn ào của Harley Boys, Honda đánh vô hình ảnh của những bà nội trợ, trẻ em, cặp đôi trẻ và cả những “công dân mẫu mực của xã hội”. Và thế là “Holy Sheet” – chiến dịch thành công mỹ mãn. Điều này khiến Harley-Davidson đứng trươc một quyết định khó khăn nhất “thay đổi nhận diện bằng việc Marketing vào hình ảnh thân thiện hơn” hoặc “cứ sống thật đúng với bản chất của Fan trung thành” Vậy thì họ đã làm gì?

“Hell Yeah, Harley tăng gấp đôi tập trung hình ảnh vào Biker nhậu nhẹt, xay xỉn, phá làng phá xóm”

Mà cũng chẳng thấm vào đâu với doanh số đang áp đảo ngất ngưởng của kẻ thù đến từ Nhật Bản. Cho nên vào cuối 1960s, Harley đang trên bờ vực thiếu thốn tài chính. Họ cần đẩy mạnh số lượng xuất xưởng, để duy trì sự hiện diện thương hiệu. 1969 cũng là một năm thành công của nước Mỹ, họ lên mặt trăng, sự kiện âm nhạc Woodstock rầm rộ, cũng như với thanh niên Harley-Davidson cùng doanh số bán thảm bại được ví như thiên thần rụng cánh rơi tõm xuống cái giếng sâu nhất. Và họ may mắn nhận được viện trợ tài chính từ AMF – American Machine Foundary.

AMF mua lại thương hiệu Harley-Davidson


AMF là công ty cung cấp thiết bị máy móc lớn top hàng đầu nước Mỹ, được biết đến nhiều nhất với sản phẩm là “thiết bị chơi Bowling”. Việc viện trợ của AMF đã giúp đẩy mạnh dây chuyền sản xuất. E Hèm! Tôi nói là đẩy mạnh về số lượng, chứ chất lượng thì không! Dây truyền được gia tăng, công nhân thì lại được cắt giảm vô số, không tốt tí nào đâu Harley. Doanh số lẫn chất lượng lại bị thuyên giảm 1 lần nữa khiến Harley-Davidson gần như đang sống “vất vưởng”. Thời điểm này họ hay đồn nhau rằng “đừng mua xe harley-davidson, nó ‘hardly-drivable’ lắm!!!”.

[caption id="attachment_67726" align="aligncenter" width="1500"]AMF-HarleyDavidson.jpg Những dòng xe sản xuất dưới thời AMF đều có 1 logo nhỏ kế logo của Harley-Davidson[/caption]

Vào những năm 1970, phấn khởi hơn một chút là giai đoạn này lại có những dòng xe sẽ trở thành biểu tượng của Harley-Davidson sau này. Điển hình như 1977 FXS Low Rider, XLCR Sportster Café Racer, 1979 Tour Glide. (Mà mấy dòng xe này thuộc sở hữu của AMF nên thường có tên AMF đứng trước). Mà cũng chẳng thấm vào đâu so với danh tiếng của chiếc XR-750 1970. Harley họ đã mất 2 năm trong việc định hình dòng xe bằng việc thắng rất nhiều giải đủa Dirt Track cho tới Flat Track. Thắng có 29/37 giải AMA Grand National Championship liên tục từ 1972 – 2008. Chưa bao giờ một dòng xe đua AMA nào từng có nhiều danh hiệu như chiếc XR-750 cả.

[caption id="attachment_67725" align="aligncenter" width="950"]1977-fxs-super-glide.jpg AMF Super Glide[/caption]

[caption id="attachment_67734" align="aligncenter" width="700"]Harley-Davidson-XLCR.jpg XLCR Cafe Racer Sportster[/caption]

XR-750 cũng lừng lẫy hơn với cái tên “thánh bay” Evel Knievel, bạn có bao giờ nghe qua ông này chưa? Chưa hả? Để tôi kể cho nghe, đây là gã Stuntman nổi tiếng nhất mọi thời đại, ổng nhảy qua vài chục cái xe hơi, xe Vans, xe Bus, xe tang, xe chở học sinh, vực thẳm, thác nước, thậm chí là cả cá mập. Cho đến khi ổng té sấp mặt trong một cú nhảy khi đang cưỡi chiếc XR-750.



[caption id="attachment_67735" align="aligncenter" width="1200"]Harley-Davidson-XR-750.jpg Chiếc XR-750 huyền thoại được sử dụng trong những cuộc đua gần 50 năm[/caption]

Thời của những năm 1970s chấm dứt khi deal trợ cấp cảu AMF cũng chẳng giúp Harley-Davidson khá khẩm hơn. Họ còn đánh giá Harley sinh ra tiền còn ít hơn cả máy chơi Bowling, đáng nhục thay. AMF lên kế hoạch bán lại Harley-Davidson, trong khi họ gần như phá tan công ty này rồi cho nên cũng chẳng ai thèm mua lại. Ồ kế, thế là Harley-Davidson mua lại công ty với giá 80 triệu đô la, với sứ mệnh mới, mang cái tên Harley-Davidson trở lại trong lòng dân Mỹ. Cơ mà thời gian này không phải là thời gian có quá nhiều cơ hội cho họ.

Mấy mẫu xe tầm trung như Yamaha 650, Kawasaki Mach III đang là Trending trong khi Harley Davidson chỉ bán toàn mấy mẫu xe “khủng ngoại cỡ” 1000+ cc. Tất nhiên, trong phân khúc xe siêu to khổng lồ thì họ vẫn giữ top, nhưng họ cần một hướng đi, một lời đáp trả trước những đối thủ đến từ Nhật và Âu, hoặc là “tiêu tùng” như tất cả những hãng xe “thuần Mỹ” khác. Ồ thế là, nhờ mối quan hệ quen thân “giường chiếu” lâu năm với chính quyền từ thời “lửa binh” mà họ tìm đến người mà bất kỳ thằng nào thông minh đều phải tìm đến – đó chính là tổng thống Ronald Reagan.

Harley-Davidson chơi xấu đối thủ nhằm sống sót


Chơi xấu sao cho đáng đây nhỉ? Harley đã đề nghị với tổng thống Ronald Reagan áp thuế cho mấy dòng xe nhập khẩu từ 700cc trở lên. Và vào năm 1983, MR tổng thống đã đồng ý tăng thuế nhập từ 4% lên bao nhiêu? Bạn đoán chơi coi đúng không?

7% à? Không đâu, cho đoán lại

15% á? Còn chưa chạm mức gần đúng nữa kìa

30% cơ à, cũng đáng suy ngẫm, mà sai rồi

Câu trả lời là 49% nhé! Wow, cái này là không công bằng một chút nào! Cực bẩn nhé Harley.

Bởi vì cái Deal cực khủng thế này mà Harley-Davidson lại có được một chút không gian để “thở ô xi”. Họ trang bị lại cở sở vật chất nhà xưởng, và cùng lúc thiết kế xong động cơ mới mang tính “đột phá”. Bạn còn nhớ cái công ty AMF ở phía trên không, ở cái thời mà hãng này gia công sản xuất xe, Harley Davidson có tỷ lệ bộ phận hỏng lên đến 50%, nói đen ra là cứ 2 chiếc thì có 1 chiếc hỏng. Và với cái hệ thống Evolution mới thì con số này giảm xuống 2%. Họ vẫn tiếp tục cải thiện để hình ảnh “xe đồng nát” trong mắt người dân Mỹ giảm đi.

Động cơ Evolution & dòng xe Softail ra đời


Thế là vào năm 1985, họ đã cho ra mắt dòng động cơ Big Twin mới với tên gọi là động cơ Evolution Motor. Nhiều người tin rằng, đây là cứu cánh cho số phận bi đát mà Harley đang vấp phải. Và quả đúng như thế, động cơ này đã phục vụ HD tới hơn 15 năm và được áp dụng trên những dòng xe Dyna, FXR, Softail và Touring. Thậm chí Sportster ngày nay vẫn còn sử dụng động cơ Evolution, sau tận hơn 34 năm ra mắt. Người ta cũng gọi động cơ này với một cái tên thân thương “Block Head” vì nó bền như cục sắt, đi hoài mà không hỏng, vận hành thì mạnh mẽ trâu bò. Động cơ này đưa thương hiệu Harley-Davidson trở lại với công chúng.

Xem thêm: Harley-Davidson FXR - Ranh giới phân định những gã đàn ông khỏi đám con nít ranh

[caption id="attachment_67741" align="aligncenter" width="760"]harley-davidson-fxr.jpg Một chiếc FXR sử dụng động cơ Evolution 1340cc[/caption]

Cũng trong thời gian này, một dòng xe mới của Harley ra đời từ đống tro tàn mà AMF để lại – dòng xe Softail. Người dùng trung thành của Harley rất thích cái kiểu “lái thì chiến, phuộc sau cứng” của mấy dòng xe cũ mà WLA để lại, thế nên là các kỹ sư của Harley đã “thiết kế” – nếu không nói là mua lại thiết kế khung sườn Softail. Trông thì nhìn như một chiếc hardtail nhưng thực ra đi lại êm.

[caption id="attachment_66918" align="aligncenter" width="540"][url]https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/04/khung-sườn-softail-của-davis.jpg[/URL] Ông Davis - người sáng tạo ra khung sườn Softail[/caption]

Xem thêm: Lịch sử dòng xe Softail – con gà đẻ trứng vàng của Harley Davidson

Harley-Davidson Softail FatBoy – kẻ đại diện cho giấc mơ Mỹ

Vào năm 1990, Harley lại cho ra mắt một dòng xe có thể nói là với thiết kế “tương lai” thời điểm ấy – chiếc FatBoy. Chiếc xe này được thiết kế bởi Willie G Davidson – cháu của William A Davidson, một trong người Founder đã thành lập nên hãng Harley-Davidson. FatBoy dùng thiết kế khung gầm Softail, bánh trước và banh sau đúc nguyên khối, pô xe dạng Shotgun.

1990-FatBoy.jpg

Quên nữa, nó cũng được “kẻ hủy diệt” Arnold Schwarzenegger lái trong phim The Terminator 2: Ngày Phán Xét. Với hàng tá cảnh bay nhảy cháy nổ hoành tráng khiến dòng xe này trở thành biểu tượng cho phong cách Cool Ngầu Lòi của dân Harley. Có thể nói là nhiều người chơi Harley hiện nay đang Cosplay hàng loạt nhân vật này, mà không tìm được cái chất riêng của chính mình.

“Hastelavista baby”

[url]https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/04/softail-fat-boy-kẻ-hủy-diệt-2.jpg[/URL]

Rõ ràng, Harley-Davidson đã trở thành một hiện tượng vào những năm 90.

Đầu năm 2000s, Harley đã cho ra mắt mẫu xe mới – chiếc V-Rod. Điều làm cho chiếc xe này trở nên đặc trưng là vì khối động cơ Revolution của nó là kết quả từ sự hợp tác của Harley và Porsche. Đây là khối động cơ V-Twin DOHC làm mát bằng chất lỏng có góc lệch 60 độ và Counter Balancer bên trong công suất mạnh tới 115Hp và vòng tua máy tận 9000. Nghe pô rất phê, phê như xe Honda, hahaha, bạn có một chiếc xe cơ bắp, động cơ thì gần như siêu bền mà không ai thèm mua vì nó không phải “Ha lây đích thực”

[caption id="attachment_67743" align="aligncenter" width="1162"][url]https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/05/harley-davidson-v-rod-đời-đầu.jpg[/URL] Một chiếc VRod đời đầu có 2 phuộc sau[/caption]

Tương lai nào cho Harley?


Một kết luận đơn giản, Harley-Davidson tồn tại nhờ vào hai chữ “truyền thống”. Nhờ vào đó mà có những thời điểm mà xe harley bán rất đắt hàng. Họ còn là một trong những hãng rất quan tâm tới ý kiến khách hàng. Nhưng đó cũng là sai lầm của họ, khi mà việc chiều chuộng khách hàng trung thành lại khiến cho việc tiếp cận khách hàng mới của họ thực sự rất hạn chế.

Vào năm 1987, một nửa người dùng xe Harley đều có tuổi dưới 35, sau chỉ chưa đầy 20 năm sau con số đó giảm chỉ còn 15%. Và vào năm 2008, Harley Davidson thậm chí còn không công bố tuổi trung bình của khách hàng nữa, vì thực sự con số đó hiện tại là 48 và có thể hơn.

Lại thêm một giai đoạn khó khăn nữa mà hãng xe Mỹ đang phải đối mặt, đó chính là tiếp cận khách hàng tiềm năng mới bằng cách tạo nên nhiều hình ảnh trẻ trung hơn, cũng như khách biệt hơn mặt bằng trung. Và thế là vào 2020, Harley-Davidson cho ra mắt mẫu xe Adventure đầu tiên – chiếc Pan America – để cạnh tranh với các đối thủ khách như BMW R1200GS. Ngoài ra còn có cả mẫu xe Street Fighter với mục đích đối đầu với Ducati & KTM trong phần khúc xe Roadster. Thậm chí còn có một mẫu xe điên rồ, và không phải Harley nhất cũng có thể được ra mắt – mẫu xe điện Live Wire với âm thanh pô….. ờ ha, xe gì êm ru, có pô đâu hehe.

Ngoài ra, Harley cũng đã cắt bỏ Series Dyna với truyền thống lâu đời hơn 40 năm tồn tại và làm mới lại dàn xe Softail lẫn Touring Model mới hoàn toàn với khối động cơ Milwaukee Eight hoàn toàn mới mà tôi có đề cập trong bài viết lần trước. Doanh số cũng không đến nỗi tồi, các hội nhóm dần chấp nhận mẫu xe mới, nhưng chỉ nhưa thế thôi thì chưa đủ! Đặc biệt là với xuất xứ xe hiện đang không còn “thuần Mỹ” bởi hiệp định áp thuế kim loại của tổng thống Mỹ Donald Trump khiến Harley phải dời nhà máy qua các nước khác nhằm hạ giá sản xuất xe mô tô.

Kỷ nguyên của xe Harley-Davidson có đi đến tận cùng hay không? Hãy để người dùng quyết định.
 

Bài viết mới

Bên trên