Chau@Xe
Administrator
Sau một chuyến hành trình, chiến mã của anh em cũng sẽ có hao mòn nhất định. Vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp bảo dưỡng xe tốt, giữ độ bền cao và luôn trong tình trạng mới nhất
- Rửa xe
Món này là phải có nhưng không chỉ rửa dàn ngoài, một số vị trí rất quan trọng mà anh em lại ít để ý tới.
Các bộ phận như dĩa phanh, phuộc trước sau và nhông sên dĩa sẽ bị đất cát bám nhiều. Những phần lộ ra của cục máy cũng cần phải vệ sinh, nếu để lâu ngày rất dễ gây ra tình trạng rỉ sét.
Khi đi tour xa hoặc chạy off-road, điều kiện thuận lợi thì nên rửa xe ngay. Chất bẩn sẽ ít bám chặt hơn và đỡ cho quá trình vệ sinh sau này.
- Kiểm tra dàn ngoài
Sau khi rửa xe xong, anh em có thể dễ dàng kiểm tra dàn ngoài của xe.
Sên chùn thì tăng lên, lốp ăn đinh thì phải vá. Má phanh, dây côn là những chi tiết nhỏ nhưng đã hao mòn nhiều thì nên thay.
Dàn phuộc trước sau cũng nên nghía qua. Tour nhẹ thì không sao chứ tour địa hình nặng có thể sót lại đất cát, lâu ngày dễ bị xì dầu.
- Kiểm tra bên trong
Động cơ của xe thường rất khó hư nhưng nếu không bảo dưỡng, lâu ngày cũng sẽ sinh ra lỗi vặt.
Quan trọng nhất là nhớt, anh em nên kiểm tra xem nhớt có bị hụt không? Một số xe sẽ hiển thị ra bên ngoài hoặc có thể dùng que thăm nhớt.
Nếu nhớt đã sử dụng lâu rồi thì nên thay luôn, nhớt khoáng tầm 1000km, nhớt bán tổng hợp tầm 2000km, nhớt tổng hợp tầm 3000km.
Nước mát nằm sâu bên trong nên thường ít để ý, nếu đã xuống tới mức lower thì nên châm thêm, kĩ hơn thì mở ra vệ sinh bình chứa, súc két nước và thay nước mát mới.
Sau khi làm các bước trên, anh em có thể chạy thử xem xe đã trở về trạng thái tốt nhất chưa?
Nếu như xe không còn được bốc, mau nóng hơn trước, bóp côn không cắt hết thì hãy chỉnh lại côn, không được nữa thì mở lốc nồi ra kiểm tra bố nối có bị cháy không?
Trên đây là những việc căn bản để bảo dưỡng xe côn tay khi vừa bào tour về, anh em càng kĩ bước này thì chiếc xe sẽ mạnh, bốc và vẫn bền theo thời gian.
Chúc anh em luôn giữ tốt được chiến mã để còn thực hiện thêm nhiều chuyến đi khác nữa nhé!