“Softail, Softail, SOFTAIL”
Đây đúng là thời buổi của những dòng xe “khung mềm”, mỗi nhà mỗi hãng đều muốn trang bị cho mình một chiếc Softail “nhái” Hardtail (Sườn cứng). Harley Davidson cũng không phải là ngoại lệ khi họ đã trang bị cho mình một Series sản phẩm thuộc hàng đình đám nhất trong gia đình Softail. Dòng xe đã đem lại cho họ nhiều thành công nhất từ 1985 cho tới ngày nay.
Trở lại lịch sử đôi chút
Căn nguyên của Harley vẫn là những chiếc xe sử dụng 2 phuộc nhún phía sau, tiêu biểu là trên dòng Sportster Ironhead, FX Super Glide 1200 và FXR Shovelhead của những năm 70 đầu 80 thế kỷ trước. Đây là những dòng xe mà Harley Davidson “buộc” phải sản xuất để đối đầu với đạo quân xe nhập khẩu hùng hậu đến từ Nhật Bản.
Rắc rối mà Harley Davidson đang mắc phải
Tuy những dòng xe này thời điểm ấy đã và đang sở hữu những khối động cơ được cho là “Best of the Best” mà hãng xe Mỹ từng chế tạo ra, nhưng lại đang trên đà thua trận trước những đối thủ hết sức đáng gờm. V-twin là huyền thoại nhưng chưa bào giờ có được hiệu năng cao của những dòng xe nhiều máy. Đấy là lại còn chưa nói đến giới trẻ đã ngày càng thích xe thể thao hơn, hình ảnh “bố đời bụi bặm” của Harley bắt đầu rời xa dần.
Một Video nhắm về giới trẻ của Harley Davidson
Thế rồi thế hệ động cơ Evolution mới ra đời, V-Twin Evolution 1340 được trang bị lần đầu trên chiếc Super Glide. Chiếc xe được vinh danh là “The True American Sport Bike” sau này, với khả năng linh hoạt nhẹ nhàng nhất trong số những xe Harley thời điểm đó. Thế nhưng thay vì thời điểm xe ra mắt, lại không nhận được sự ủng hộ của những người dùng lâu năm, thậm chí bị ghẻ lạnh cho là đứa con hoang lai tạp với những cỗ máy Nhật. Kinh doanh bết bát, hãng lại phải nghĩ ra một mẫu thiết kế khác nhằm cứu vãn tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” này.
Thiết kế cứu cánh – Sự ra đời của dòng Softail huyền thoại
Có một thực tế mà không phải dân chơi Harley nào cũng biết đó chính là “Thiết kế khung sườn Softail không phải của Harley Milwaukee, mà là của Bill Davis đến từ St Louis, Missouri”. Có vẻ như các bạn đang thắc mắc rằng “đây là gã quái gở nào?” – Để được trả lời cho câu hỏi này thì ông chính là một kỹ sư và là một Biker yêu Harley thực thụ.
Từ tận năm 1974 – 1975, Davis đã bắt tay vào việc thiết kế ngay tại chính Garage của ông. Thiết kế bộ khung sườn này ban đầu có dạng gắp sau được bố trí với hình dạng na ná khung Hardtail nhưng lại được kết nối với phần khung trước thông qua một hệ thống phuộc giấu ở bên trong, phía dưới phần yên xe.
[caption id="attachment_66918" align="aligncenter" width="540"][url]https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/04/khung-sườn-softail-của-davis.jpg[/URL] Bill Davis và khung sườn Softail của ông[/caption]
Nhìn trông quen chứ nhỉ? Chính xác thôi, nó khá là giống khung sườn Softail vào năm 2020 đấy!
Khung sườn này được Davis chế lại từ khung của chiếc FX Super Glide của mình vào năm 1972. Thiết kế này sau đó đã được anh đăng ký cấp bằng sáng chế và đồng thời cũng được Willie G Davidson – Cháu nội và cũng là trưởng bộ phận thiết kế của Harley thời điểm bấy giờ hẹn gặp để trao đổi hợp tác vào tháng 8/1976.
Willie G Davidson cũng là người sáng chế ra những thiết kế xe Harley để đời, XEtv xin chia sẻ về ông tại một bài viết khác trong tương lai.
Mọi chuyện xảy ra sau đó không có nhiều chi tiết để kể. Tuy nhiên người ta nói rằng, HD rất thích thiết kế này và đề nghị Davis hợp tác 6 tháng sau đó. Nhưng sau đó thì họ lại thông báo không thể đưa vào sản xuất hàng loạt được, nhưng họ vẫn thích nó.
Thất vọng tràn trề, Davis lại tiếp tục cải thiện thiết kế của mình. Lần này thay vì lắp phuộc phía dưới yên xe, ông lại bố trí một cặp phuộc chịu kéo phía dưới gầm xe (Lưu ý rằng, hầu hết mọi loại phuộc nhún trên xe mô tô đều là phuộc chịu nén, thay vì chịu kéo). Thiết kế mới này có ưu điểm là có thể bố trí được cạc-te nhớt truyền thống của các dòng máy Harley, kể cả động cơ Evolution 1340 thời điểm đó.
[url]https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/04/khung-sườn-softail-1984.jpg[/URL]
Sau đó, Davis đi theo con đường riêng, thành lập công ty mới sản xuất hệ khung sườn mới “Sub Shocks” với cái tên “Road Works”. Trong bối cảnh Harley đang dần tan rã do mất sự hợp tác từ nhiều bên cộng với thua lỗ nặng, Jeff Bleustein – Người sau này trở thành CEO & Chủ tịch của Harley Davidson ngay lập tức liên hệ với Davis để đề nghị mua lại toàn bộ bản quyền sáng chế xe của ông. Bao gồm “Nguyên mẫu – khung hàn sườn – Dụng cụ - Mọi thứ”. Bản hợp đồng sau đó được kí kết vào năm 1982, không ai biết được thỏa thuận này ngoài Davis và Harley. Nghe đồn răng, Harley lúc đó đã trả một khoản tiền khá chi là “bèo bọt” để sở hữu một thiết kế triệu đô.
Ra mắt vào năm 1984, Harley Davidson Softail FXST đầu tiên được ra đời và đã đem lại thành công vang dội. Vượt xa những gì mà Harley kì vọng, là con gà đẻ trứng vàng cho tới hơn 30 năm sau đó. Hệ khung sườn mới cho cảm giác thiết kế y chang một chiếc Hardtail cổ điển 193x nhưng lại có được độ êm ái đến từ bộ giảm xóc sau (Còn giúp tránh được bệnh thái hóa cột sống cho những Biker già).
[caption id="attachment_66916" align="aligncenter" width="999"]
Softail trở thành chiếc xe bán chạy nhất của hãng xe Mỹ. Nó đồng thời cũng định hình lại kiểu căn nguyên của dòng xe Cruiser cho đến ngày nay. Thời điểm ra mắt, khác với Dyna, động cơ Evolution được gắn chặt vào khung sườn mà không qua các đệm giảm chấn. Đây cũng là đặc điểm được coi là điểm yếu của xe Softail cho đến khi xuất hiện hệ máy mới – động cơ TwinCam B 1450 với hệ chống rung Counter Balancer.
Harley Davidson Softail Twincam B – Đẹp từ mã, yếu từ chất, bán vẫn đắt như tôm tươi
1999 đánh dấu cho sự tồn tại 15 năm của dòng xe Softail, doanh số bán ấn tượng, người mua ồ ạt, xe đội giá. Đây là thời khắc tỏa sáng của Harley Davidson. Trong thời gian này, thế hệ động cơ tiếp theo của Harley được giới thiệu trên tất cả các dòng xe của họ từ Dyna tới Touring. Động cơ Twincam 1450 với dung tích xylanh 1460cc (88ci). Động cơ lớn hơn, mạnh hơn, sinh nhiều mô men xoắn hơn, rất đậm chất Harley. Nhưng đi kèm với đó là nhiều lỗi hơn, lỗi chết người, cái lỗi mà sau này sẽ kéo cả thương hiệu Harley đi xuống dốc không phanh.
Bạn có biết rằng động cơ Evolution Twincam sẽ “đi đời nhà ma” ngay chỉ sao 20.000 mile nếu không khắc phục lỗi.
[caption id="attachment_66920" align="aligncenter" width="1024"][url]https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/04/softail-fat-boy-kẻ-hủy-diệt-2.jpg[/URL] Kẻ hủy diệt T800 do Arnold schwarzenegger thủ vai trong Terminator 2 - Lái chiếc Fat Boy siêu ngầu[/caption]
Chúng ta có gì vào thời điểm 1999, Kẻ hủy diệt Arnold schwarzenegger với dòng xe Fat Boy, chiếc Softail Springer & Crossbone làm say đắm bao tín đồ Harley. Thế cũng là đủ hiểu tại sao Softail lại bán chạy khi nó gắn liền nhân vật điện ảnh quá gạo cội (Indiana Jones 2008 sau này cũng chạy một chiếc Harley Softail Springer). Truyền thống ấy được kế thừa mãi về sau khi những dòng động cơ mới được ra đời.
[caption id="attachment_66921" align="aligncenter" width="1023"]
Năm 2000
Hoàn toàn chuyển hệ qua Twincam, những chiếc Softail thế hệ mới lăn bánh với số lượng ồ ạt. Nhưng rồi cái gì tới cũng tới! Dân Mỹ - họ là những kẻ dặm đường, những biker đích thực, và việc chiếc xe họ bị hư hỏng khi mà đế yên họ chưa mòn là điều không thể chấp nhận được. “Catastrophic” – Bể máy, là một điều không thể chấp nhận được trên một chiếc xe Harley.
“20.000 dặm ư – máy của tao toang từ 15k cơ – Tôi chạy được 25k, cũng khá may mắn chứ nhỉ, nhưng thiệt là shock quá”
Tại sao ư? Đơn giản là vì Twincam là hệ máy có nhiều lỗi nhất mà Harley từng chế tạo ra! Để tôi kể bạn nghe vài thứ trong cái đống lỗi hốn độn đấy nhé:
- Mòn bộ tăng sên cam (Cam Chain Tensioner Failure) dẫn đến bể lốc máy, nhẹ thì cong tay dên, nói chung là toang
- Xe sử dụng một bộ gọi là Compensator, nói chung cơ cấu nó là dẫn động chính từ máy tới ly hợp, nhưng nó bị rơ sau một thời gian sử dụng, kết hợp với bộ tăng sên nồi tự động quá cứng khiến trục cốt bị nén, gây bể bạc đạn cốt trục khuỷu & cốt trục sơ cấp hộp số. Nói chung là cũng toang
- Và hàng vạn lỗi khác mà tôi có đề cập chi tiết tại bài viết “Trước khi bạn mua một chiếc Harley”
[caption id="attachment_66922" align="aligncenter" width="655"][url]https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/04/nội-thất-động-cơ-twincam-b.jpg[/URL] Động cơ có qus nhiều tăng sên - nhưng muốn thay thế phải bổ máy như thế này[/caption]
Nếu bỏ qua được những lỗi như vậy thì bạn trở thành một tay chơi lão làng rồi đấy. Bạn cũng phải là người có cuộc sống dư dả, vì Harley Davidson là một dòng xe & một thú chơi xa xỉ. Nếu có kinh nghiệm thì tốn tiền độ, ít kinh nghiệm thì tốn tiền dắt ra hãng sửa xe, vân vân.
Harley Davidson Softail Twincam – chiếc xe thành công nhất của HD
Sau khi hệ máy Twincam ra đời, chúng ta được chứng kiến không biết bao nhiêu phong trào độ dòng xe này. Trong đó có thể kể đến một vài kiểu độ sau:
- Chicano - Điển hình là những chiếc Softail Heritage, Classic là những dòng xe được ưu chuộng lên dáng này nhất vì kiểu cổ điển già dặn của nó khá hợp tông và dễ ra bài
- Thunderbike - Là những dòng xe cơ bắp dựa trên Softail chuẩn, việc nhận diện dựa trên kích thước lốp sau cùng tay lái khá thấp tạo nên cái dáng chồm lở béo bở. Điển hình có thể thấy dòng Softail Breakout, Rocker C
- Chopper - Hơi khó nói về kiểu độ này vì ở Việt Nam dòng độ Chopper thực sự ít và hiếm. Nhưng với một vài dòng như chiếc Deuce, việc để tạo nên một chiếc Chopper là một điều tương đối dễ thở hơn so với các dòng còn lại
Ngoài những dòng trên ra thì việc sở hữu một dòng Softail nguyên bản thì bạn gần như đã sở hữu một trong những di sản của nhà Harley rồi. Từ Softail Slim cho tới Fat Boy & Heritage Classic, từng dòng thời gian của “Motorcycle” được tái hiện và lưu giữ lại từ những đường nét thiết kế có trên những chiếc xe này
Động cơ thì khỏi phải bàn, với Twincam khởi nguyên là 1450cc sau này là máy 1580cc (96ci) và 1690cc (103ci). Tất cả đều là những động cơ hiệu suất cao của Harley. Thậm chí trên một vài phiên bản như Slim S và Fat Boy S còn được sở hữu động cơ Screaming Eagle 110ci cho công suất không thua kém gì những dòng máy Milwaukee Eight 107 tiêu chuẩn sau này.
Nhưng tuy là kiểu dáng đẹp, triệu người thích vạn người mê, ai cũng xài. Nhưng với tôi, một người đam mê xe lâu năm, tôi vẫn thích tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Đáng tiếc là Softail Twincam lại không thỏa mãn được điều kiện này. Thay đổi để tiến lên, là điều mà bất cứ nhà sản xuất cơ khí nào phải khắc cốt ghi tâm. Harley cũng vậy, chính vì nhiều lỗi, lượng người chơi giảm do tuổi tác, động cơ không còn mạnh như xe đối thủ. Vì những lí do này mà Softail Twincam bắt buộc phải ngừng sản xuất. Thay vào đó là thế hệ Softail mới với động cơ mới, khung sườn mới, hệ thống điện tử mới, Softail Milwaukee Eight 107/114.
Harley Davidson Softail Milwaukee Eight Line up – Thay đổi để tồn tại
Sơ qua tình hình kinh tế chung một chút. Tuy Harley Davidson khá thành công ở mảng Softail nhưng tất cả những Model khác lại trì trệ sự phát triển của hãng. Đặc biệt là dòng xe Dyna và Vrod, với doanh số phải nói là thảm hại, rất bết bát. Sau này còn có thêm dòng Street 500/750 lắp ráp từ Ấn Độ, thêm một kết quả nữa từ một sự lai tạp lệch lạc, mất đi truyền thống của xe Harley. Doanh số của dòng xe Sportster thì luôn ổn định, nhưng lại không tăng đột biến. Việc kinh doanh đi đến ngõ cụt dẫn đến một quyết định làm cho nhiều người sửng sốt – 2018, Harley Davidson tuyên bố khai tử dòng xe Dyna, dòng xe được giới Stunt Bike ưa chuộng và là hậu duệ của dòng FXR năm xưa.
Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết “Harley Davidson Dyna – Của ngon ít người thèm”
Khai tử rồi làm gì nữa để bù đắp phân khúc? Quyết định sau đây của Harley thực sự táo bạo, họ gần như tập trung toàn lực vào phát triển thế hệ động cơ mới Milwaukee Eight và áp dụng nền tảng này cho tất cả các dòng xe của họ. Những chiếc Dyna năm xưa giờ đây đã được chuyển hết sang hệ Softail, với những cái tên hoàn toàn mới. Đơn cử như Softail Fat Bob, Softail Low Rider, Softail Streetbob,… Nước cờ nguy hiểm nhưng có nền tảng của Harley khi việc người dùng ưu chuộng xe dáng Softail nhiều hơn dáng Dyna.
Hệ thống khung gầm mới – nhưng mà cũ
Bạn có còn nhới người đã sáng tạo ra khung sườn Softail mà tôi đã đề cập ở phía trên hay không? Ông Bill Davis với khung sườn tự chế trên chiếc FX của ông, phiên bản mẫu đầu tiên có phuộc được bố trí dưới yên. Nó là nguyên lý để thiết kế nên khung sườn Softail hiện tại. Thật vậy nguyên lý phuộc dưới gầm xe trên Softail Twincam rất khó bảo dưỡng và thay thế mỗi khi cần thiết, việc điều chỉnh cứng mềm cũng khó. Với dòng xe mới thì chỉ cần tháo yên xe ra mà thôi và dùng bộ tăng chỉnh theo xe là xong. Easy!
Với Line Up của dòng Softail mới chúng ta sẽ có vô số kiểu dáng từ cổ điển đến trẻ trung. Nhờ vào sự đồng nhất này thì chúng ta đã có thể dễ dàng chọn xe hơn bao giờ hết. Đó cũng là ý đồ của nhà sản xuất nhằm đánh mạnh hơn vào giới trẻ. Cuối cùng vẫn là vấn đề giá cả khi chọn xe, ở Việt Nam thì từ hơn 600 cho tới 800 triệu, đa khoảng giá nhiều sự lựa chọn là một điều tuyệt vời
Bây giờ mới đến phần quan trọng – Softail mới còn điểm yếu không?
Rất tiếc là CÒN! Tuy đã được cải tiến những vẫn còn, hiện tượng bung máy vẫn sẽ xảy ra nhưng với dự kiến thì là sau khoảng 35 – 40.000 Mile của. Có khá hơn một chút so với Twincam vì giờ đây hệ máy Milwaukee Eight chỉ còn duy nhất một trục cam, nên việc khắc phục lỗi tăng sên đã trở nên dễ dàng với đồ độ từ các hãng như S&S xuất hiện rất sớm. Hoàn toàn chúng ta có thể trông chờ vào một dòng Softail bền hơn so với thế hệ cũ.
Động cơ mới M8 của Harley Davidson có 2 phiên bản dung tích, 107ci và 114ci
Với khoảng 1700 và 1800cc, công suất mà hai khối động cơ này tạo ra là lớn nhất so với những động cơ trước đây. Chính vì lí do này mà M8 được gọi là Muscle Head, hậu duệ của các dòng máy Knuckle Head hay gì gì Head trước kia. Mới đây còn có cả động cơ hiệu suất cao Screaming Eagle 131 cho công suất khủng nhất, mang mác Stage IV, đây là phiên bản động cơ M8 có thể dùng để đua Drag Race vô tư.
Tranh cãi xe Thái vs xe Mỹ
Nếu bạn chưa biết thì giờ rất rất ít những dòng xe Harley Davidson còn được lắp ráp sản xuất tại Mỹ.
Với sự thay đổi trong thiết kế và các kế hoạch phát triển dòng khách hàng thay thế các thế hệ khách hàng trung thành ngày càng già từ những năm cuối 90s, H-D muốn phát triển các tập khách hàng từ 18-34 tuổi bằng các dòng xe phù hợp hơn, giá tốt hơn....
Bắt đầu từ những năm 2007-2009 H-D đã bàn đến việc sx xe tại Ấn Độ và đã sản xuất tại nhà máy sở Bawal, năm 2011 với các dòng Street 500-750.
Ngay khi TT Trump rút ra khỏi hiệp ước TPP, H-D cho rằng thuế của các nước quốc tế khi nhập khẩu H-D sẽ tối thiểu là 40%, trong khi thị trường chính, chiếm đến 46% doanh thu của H-D lại đến từ Châu Âu, nơi đang có thuế nhập khẩu là 31%, và sẽ là 56% vào năm 2021 trong khi nếu nhập khẩu từ Thailand chỉ có 6%. Trong khi đó H-D cũng có nhà máy ở Brazil, Singapore và nhà máy sản xuất bánh xe ở Australia. Trong khi đó nếu đồng thời nhập vào 10 nước Đông Nam Á, H-D cũng tránh được 60% thuế nếu từ Thailand so với từ Mỹ. Trong khi đó với việc Thailand đang hoàn thành các thương vụ thương lượng thuế với thị trường khổng lồ ở China thì việc nhập xe H-D từ Thailand vào China ngoài việc giảm khá nhiều thuế thì thời gian giao hàng củng chỉ còn 5-7 ngày thay vì 45-60 ngày. Ngay cả tại Thailand, doanh số của H-D tăng 171% năm 2019 trong khi toàn thị trường giảm 3%.
[url]https://xetv.vn/wp-content/uploads/2020/04/thuế-harley-davidson.jpg[/URL]
Đấy đơn giản là thuế và bài toán là số tiền, xe Mỹ chất lượng Thái và được nhiều Biker trung thành kì thị. Tuy nhiên thì dần xe Harley cũng được đón nhận là dòng xe “thị trường” lối sống Harley ngày xưa đã không còn quá mạnh, phải công nhận là cuộc sống đổi thay lẹ thiệt. Nên giờ đây chỉ là ngồi và ngẫm, phải chăng muốn chơi xe Harley đích thực chỉ có chơi xe cũ.
Nói đến chơi Harley đúng chất, thì có lẽ bạn nên tìm hiểu qua về Sportster, dòng xe mà tôi cực kỳ ít đề cập trong bài viết này. Đó là dòng xe cuối cùng còn lại và mang nhiều di sản nhất của Harley, từ quá khứ cho đến hiện tại. Còn với Softail – một dòng xe mới ra thì tôi xin tạm gác chương này tại đây, chưa bàn đến kiểu dáng, 9 người 10 ý, thôi thì đành đợi thời gian đánh giá, đường dài mới biết ngựa hay. Softail M8 có thực sự tốt, tôi nghĩ phải đôi ba năm nữa, mọi thứ mới có thể dần sáng tỏ.