Porsche 911 là một dòng xe biểu tượng của hãng xe thể thao đến từ nước Đức. Fan hâm mộ dòng xe này có ở khắp nơi trên thế giới. Đến nay Porsche 911 đã trải qua gần 60 năm lịch sử và vẫn đang là một trong những chiếc xe được khát khao nhất.
Trong suốt chiều dài lịch sử, thiết kế của Porsche 911 thay đổi không quá nhiều và có lẽ không ít người nghĩ rằng việc thiết kế 911 sẽ đơn giản. Nhưng thực tế là hoàn toàn khác! Với Michael Mauer, người đang nắm giữ vị trí cao nhất ở bộ phận thiết kế của Porsche, để tạo ra những chiếc 911 đẹp nhưng vẫn đậm chất truyền thống là những thử thách thực sự.
Mới đây, trong phần 2 của chương trình #GetCreativeWithPorsche, Michael Mauer đã đích thân chia sẻ hướng dẫn các bước để vẽ một chiếc Porsche 911. Đối với những người chưa học vẽ thì hơi khó nhưng nếu biết vẽ căn bản thì qua hướng dẫn của Mauer sẽ có thể hoàn thành bức vẽ chiếc 911 rất nhanh.
Dưới đây là các bước mà Michael Mauer đã hướng dẫn:
Bước 1:
Nếu bạn hỏi 10 nhà thiết kế giải thích về bản vẽ phác thảo thì sẽ nhận được khoảng 5 câu trả lời khác nhau. Một số nhà thiết kế bắt đầu vẽ 2 bánh xe trước, một số bắt đầu với bánh xe trước và sau đó vẽ phần đầu chiếc xe rồi mới vẽ bánh xe thứ 2 sau. Bạn có thể chọn cách nào cũng được. Nhưng tôi luôn chọn cách vẽ cả 2 bánh xe vì một trong những thử thách khi vẽ xe ô tô đó là xác địch chiều dài trục cơ sở và các mảng khối chính xác.
Bạn phải có một ý tưởng về vị trí của trục sau sẽ nằm ở đâu. Với phương pháp đó, tôi thỉnh thoảng tiếp tục vẽ và nhận thấy trục sau có thể bị nằm sau chỗ, vì thế tôi xoá nó đi và vẽ lại. Khi bạn vẽ những bánh xe, tuỳ theo các bạn muốn khởi đầu với 2 vòng tròn đơn giản hay thêm vào vài chi tiết nếu thích. Ở trường hợp này thì tôi bắt đầu nghĩ về ý tưởng bộ bánh mâm 5 chấu.
Bước 2:
Một khi đã đặt đúng vị trí của những bánh xe, bước tiếp theo là hãy đặt chiếc xe xuống mặt đường: vẽ đường nối giữa 2 bánh xe. Từ đó, bạn có thể tiếp tục với các đường nét khác. Các nhà thiết kế và kỹ ss thường nói với khái niệm “Y zero section”, hiểu nôm na là phần đổ bóng. Điều này được xem là một biểu tượng trong trường hợp của chiếc Porsche 911. Đôi khi bạn đi tìm phần đổ bóng và chiều dài trục cơ sở lại không khớp, và bạn phải suy nghĩ là làm có thể dịch chuyển bánh xe sau nhưng đó không phải là vấn đề lớn: vì chúng ta có cục tẩy.
Bước 3:
Theo thứ tự thì chúng ta sẽ bắt đầu vẽ chi tiết, từng bước một. Các nhà thiết kế thường thích bắt vẽ các cửa sổ như là vùng DLO (Daylight Opening – Vùng mở đối với ánh sáng ban ngày). Tôi nghĩ khái niệm này được tạo ra là để chúng ta có thể thảo luận mà không có ai có thể hiểu được. Vùng DLO trên chiếc 911 là một sự mẫu mực và rất khác so với Cayenne hay Panamera vì chúng có 4 chỗ ngồi.
Đây là một trong những chi tiết đầu tiên mà tôi vẽ thêm vào, sau đó đến lượt đèn pha, và tiếp theo là những chi tiết ở phần đuôi xe. Bạn có thể thấy hình dạng của phần cản xe cũng đã hình thành và cả phần đèn hậu.
Bước 4:
Vẽ phát thảo một chiếc xe ô tô là quá trình thêm các lớp, nhẹ nhàng thêm nhiều chi tiết hơn. Thử thách lớn nhất luôn luôn là ngừng việc phát thảo: đôi khi một bản vẽ phát thảo sẽ đẹp hơn khi bạn áp dụng nguyên tắng “less is more – ít hơn là nhiều hơn”, hay có thể hiểu là quy tắc tối giản.
Ở bước này, đèn pha đã được tạo hình thành một hình e-lip. Tôi cũng đã vẽ phần hốc hút khí phía dưới cản và phần bệ cửa cũng bắt đầu có hình hài hơn. Chú ý phần thoát khí ở cản sau và chi tiết ở vè sau. Tôi đang cố gắng tạo ra một cảm giác của phần thân xe mạnh mẽ. Đã có một đường nối giữa 2 trục bánh xe, ở dưới ngay phần viền cửa sổ. Nó được vẽ thanh mảnh và nếu xem lại bước 3 thì nó chưa tồn tại.
Đường vẽ rất thanh mảnh và sắc này cho mặt hông – bề mặt giữa hai bánh xem – một cảm giác 3D hơn. Hoàn toàn không phải là lỗi khi mà đường vẽ rất mảnh này hơi cung xuống khi đến gần hốc bánh xe sau. Điều này không có nghĩa là trên bức vẽ hoàn thành thì đường vẽ này cũng sẽ cong xuống. Nó chỉ là cách thể hiện về hiệu ứng hình ảnh và cho người xem cảm giác ấn tượng về sự mạnh mẽ khi nhìn chiếc xe từ bên hông. Nếu bạn nhìn lại chiếc 911 từ trên xuống, phần đuôi xe luôn rộng hơn một chút và những nét vẽ này giúp thể hiện điều đó.
Bước 5:
Bạn sẽ thấy chúng ta thêm nhiều chi tiết hơn nữa ở bước này. Tay nắm cửa đã có, cùng với nhiều đường nét tạo hình hơn để tăng thêm hoặc loại bỏ những điểm nhất. Tất cả là để tạo cảm giác 3 chiều. Nếu có thể, hãy đậu xe trước một background đẹp và chụp ảnh nó. Bạn sẽ thấy những đường nét chỉ ra phần xử lý bề mặt tốt và chưa tốt. Cố gắng đưa những đường nét đó lên bản vẽ của bạn và nó sẽ giúp bạn biến bản vẽ này thành một thiết kế thực thụ.
Bước 6:
Đã trải qua 5 bước vẽ phát thảo và giờ là lúc để vẽ phần bóng và tương phản. Toàn bộ bức vẽ hiện vẫn chưa có màu sắc bởi vì chúng tôi muốn tạo ra ấn tượng về sự phản chiếu ảnh sáng. Hãy xem các bức ảnh của chiếc xe và sau đó nhìn vào những vùng được tạo khối và những vùng rơi vào khu vực bóng.
Bước 7:
Bước kế tiếp sẽ rất vui vẻ: đó là khi chúng ta bắt đầu thêm màu sắc và nối mọi thứ lại với nhau. Nếu bạn làm việc này bằng ứng dụng Photoshop thì hãy thêm một lớp khác. Mảng màu xanh dương ở phần trên của chiếc xe sẽ nhạt hơn vì phản chiếu bầu trời, trong khi phần dưới đường viền thân xe sẽ tối hơn, chúng tôi phản chiếu phần mặt đường. Điều này tạo cảm giác chiếc xe đang đậu trên đường. Nếu bạn không cần Photoshop – tôi thật sự không giỏi về nó – cố gắng sử dụng màu nước hoặc sáp. Khi tôi vẽ phát thảo trong một buổi họp, tôi chỉ có bút chì và giấy mà thôi.
Bước 8:
Mỗi thiết kế gia sẽ có cách riêng để xử lý phần kính nhưng thôi thường thích tô nó màu đen ở bước này, và phần bánh xe cũng vậy. Chúng ta có thể làm nổi bật ở bước sau. Tôi thường vẽ các phác thảo với kích thước thumbnail (thumbnail-size). Khi bạn bắt đầu bạn có thể thấy nó dễ dàng hơn với việc làm tương tự vì bạn kiểm soát bản vẽ tốt hơn.
Bước 9:
Hãy xem phần DLO (Daylight Opening) ở đây. Phần cửa sổ bên được chia ra, phần nửa trên có màu đen, phần dưới sáng hơn. Điều này tạo ra cảm giác có sự uốn cong. Trên những chiếc xe hơi cổ, phần bền mặt kính thằng rất phẳng, thế nhưng trên các xe hiện nay thì kính cửa sổ có độ cong. Bạn cũng có thể minh hoạ điều này bằng sự thay đổi về màu sắc. Bước chuyển bản vẽ từ bút chì thành một thứ khác thường có nhiều phức tạp hơn.
Bước 10:
Khi bạn vẽ trên giấy, trên một mặt phẳng, bạn cần sử dụng các thủ thuật với màu sắc và hình dạng để tạo độ sâu và ấn tượng ở bức vẽ hoàn thành, một tác phẩm 3 chiều. Hãy nhìn lại bức ảnh mà bạn đã chụp chiếc xe. Nhìn vào nơi bạn có thể nhìn xuyên qua lớp kính hoặc nơi mà thân xe có sự phản chiếu. Những thay đổi này, tuỳ vào nơi bạn đầu xe nhưng nó có ích để bạn hiểu được việc bóng sẽ xuất hiện ở các bề mặt khác nhau. Tại đây, chúng ta sử dụng màu trắng để làm nổi các vùng quan trọng, và một ít màu sắc tối hơn để thể hiện phần chìm hơn dưới ánh sáng và cả các má phanh. Nếu muốn có thể vẽ thêm vô-lăng. Hoặc có thể là một phần của ghế ngồi.
Lúc này thì bản vẽ phát thảo chiếc Porsche 911 đã hoàn thành. Thiết kế là một việc luôn luôn có thử nghiệm, lỗi và sửa lại. Hãy cứ vẽ đi và mỗi khi nhìn lại bản vẽ của mình bạn sẽ thấy rất vui. Michael Mauer khuyên bạn hãy cầm bút chì lên và vẽ khi có thể.