Theo các thông tin từ báo chí nước ngoài, kế hoạch ứng dụng động cơ Turbo tăng áp cho xe motor phân khối lớn của Yamaha đã bắt đầu từ năm 2017 và hiện tại vẫn đang trong quá trình phát triển. Hãng xe Nhật Bản được cho là đã cân nhắc 2 kiểu bố trí cụm turbo tăng áp khác nhau để cải thiện hiệu suất cho động cơ. Đó là cách đặt cụm tăng áp ngay trong ống xả hoặc bố trí cụm tăng áp cạnh đường xả của động cơ.
Sau cùng, phương án thứ 2 được lựa chọn vì đây cách thiết kế động cơ tăng áp phổ biến thường được áp dụng trên xe ôtô. Ngoài ra, cách thiết kế truyền thống này cho kích thước tổng thể của động cơ gọn gàng hơn cũng như giảm phí sản xuất thấp xuống.
Vấn đề tiếp theo Yamaha phải xử lí là khí thải. Vì xe Yamaha được sử dụng khá nhiều tại khu vực châu Âu, nơi áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 đối với các dòng xe máy, môtô đăng kiểm từ 1/1/2020. Vì vậy, mẫu động cơ tăng áp mới của Yamaha sẽ cần phải vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt về ô nhiễm nếu muốn được trang bị trên xe motor thương mại.

Với công nghệ động cơ mới, Yamaha hứa hẹn cải thiện đáng kể sức mạnh cho các mẫu môtô thương mại ra mắt trong tương lai không xa, nhất là với những dòng xe hiệu suất cao như MT-10 hay R1.
Với chiếc Yamaha Niken sử dụng động cơ chung với MT-09, sau khi được trang bị siêu nạp, công suất tăng từ 115 mã lực thành 148 mã lực.
Xem thêm: Xe mô-tô là gì? Bạn có chắc rằng bạn là một người rành xe không?
Ngoài ra thì theo ý kiến cá nhân của mình thì việc trang bị Turbo tăng áp lên những mẫu động cơ 600cc hiện hữu như trên R6 để có thể đạt được sức mạnh ngang ngửa với một chiếc xe phân khúc 1000cc cũng là điều có thể xảy ra. Vì sở dĩ với cân nặng nhẹ nhàng cũng như thân xe không quá lớn là một lợi thế so với các mẫu Super Sport khác.
Tuy nhiên thì hiện nay Yamaha vẫn chưa lên tiếng xác nhận về kế hoạch cũng như tiết lộ thời điểm ra mắt chính thức của các mẫu xe phân khối lớn dùng động cơ tăng áp mới của họ.
Trước đây, Yamaha từng có một mẫu môtô trang bị Turbo tăng áp trong thế kỷ 20. Đó là chiếc Yamaha XJ650 ra mắt năm 1982 với khối động cơ 4 xy-lanh thằng hàng làm mát bằng gió kết hợp, dung tích 653 cc với công suất tối đa lên đến 90 mã lực. Tuy vậy, chiếc sportbike này đã bị dừng sản xuất 2 năm sau đó vì doanh số không được tốt.
Trên thị trường hiện nay, Kawasaki vẫn đang là hãng xe tiên phong trong việc sử dụng động cơ nạp khí cưỡng bức Supercharger cho xe 2 bánh với dòng siêu xe Kawasaki Ninja H2. Tùy theo phiên bản, động cơ siêu nạp 999cc của Kawasaki có thể đạt công suất đầu ra từ khoảng 200 đến hơn 300 mã lực (tùy gói độ).

Nên nhớ Turbo Charger và Super Charger là hai thiết kế siêu nạp khác nhau!!!!
Tìm hiểu: Công nghệ trên các dòng xe Motor của Kawasaki